Các giai đoạn phát triển của não bộ trẻ

Nội dung

Muốn con phát triển toàn diện và phù hợp với từng giai đoạn của trẻ thì cách tốt nhất là sự chăm sóc của bố mẹ. Quan trọng nhất chính là não bộ của trẻ, trong những năm đầu đời trẻ có khả năng ghi nhận kỹ năng và thông tin với tốc độ đánh kinh ngạc. Để từ đó góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển não trong suốt phần đời còn lại. Để hiểu được các giai đoạn phát triển não chúng ta cùng đi tìm hiểu.

Các giai đoạn phát triển não bộ trẻ từ 0-6 tuổi
Các giai đoạn phát triển não bộ của trẻ từ 0-6 tuổi

Ngay từ lúc trẻ còn trong bụng mẹ thì não bộ của trẻ đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Phát triển não bộ của trẻ không chỉ nhờ vào chất dinh dưỡng cung cấp cho mẹ mà còn cả các hoạt động của mẹ cũng giúp trẻ phát tiển não bộ. Việc tìm hiểu giai đoạn phát triển não bộ của trẻ giúp các bậc cha mẹ có một phương pháp và định hướng tốt trong việc giúp phát triển năng lực não bộ trong những năm tháng đầu đời của trẻ.

Giai đoạn phát triển não bộ của thai nhi trong bụng mẹ

Giai đoạn phát triển não bộ của thai nhi trong bụng mẹ
Quá trình phát triển não bộ của thai nhi trong bụng mẹ

Giai đoạn phát triển não bộ trong bụng mẹ của thai nhi là thời kỳ nền tảng cho trí thông minh, tư duy của trẻ trong suốt cả cuộc đời.

Não bộ của trẻ được hình thành và phát triển từ tuần thứ 3

Lúc này ống thần kinh khép lại từ đó phân tách thành não trước, não giữa, tủy sống và não sau. Đây chính là cơ quan tiền đề của hệ thống thần kinh hết sức phức tạp của trẻ sau này.

Từ tuần 7-11

Lúc này ống thần kinh đã đóng lại và hai bán cầu não được hình thành. Trong giai đoạn này, trẻ có thể cảm nhận được sự tương tác từ bên ngoài và có thể phản ứng lại.

Từ tuấn 15- 20

Số lượng các tế bào thần kinh đã tương đối giống người trưởng thành, lúc này phát triển nhanh chóng tăng về khối lượng lẫn kích thước. Tuần 20 các tế bào thân kinh chuyển hóa để tạo thành năm giác quan từ đó trẻ có những hoạt động sinh động hơn trong bụng mẹ.

Tiếp theo nếp nhăn của não bộ xuất hiện từ tuần 28, không ngừng hoàn thiện để đạt được 100 tỷ tế bào thần kinh khi trẻ chào đời.

Trong quá trinh mang thai, các bậc cha mẹ có thể hỗ trợ phát triển não bộ cho trẻ bằng cách giữa sức khỏe cho mẹ cũng chính là cho bé. Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như DHA, Vitamin và Protein được chuyên gia khuyến khích trong giai đoạn này. Đồng thời giảm thiểu và tránh các chất kích thích hay căng thẳng và môi trường không lành mạnh. Đây là giai đoạn nên đi khám thai nhi thường xuyên để biết trẻ phát triển ra sao và cân nặng của trẻ.

Giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi khi trẻ phát triển hình thể và tư duy

Giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi trẻ phát triển tư duy như thế nào
Từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển hình thể và tư duy

Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng trong việc hình thành khả năng tư duy lẫn phát triển về mặt hình thể . Trí não của trẻ phát triển vô cùng ấn tượng trong giai đoạn này, có thể chiếm 80% trọng lượng não bộ của người lớn. Để con có sự phát triển toàn diện nhất, cha mẹ nên chú ý bổi dưỡng cho con thông qua các hoạt động như nghe nhạc không lời hoặc có lời, đọc sách thường xuyên, dành thời gian chơi với trẻ.

Đây cũng là giai đoạn hình thể trẻ phát triển rất nhanh vì thế các bậc cha mẹ cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp cung cấp đủ những chất trẻ cần và tăng cường cho hệ miễn dịch. Môi trường cũng là yếu tốt quan trọng giúp trẻ hình thành tính cách lẫn não bộ, cần có phương pháp giáo dục trẻ tốt trong giai đoạn này.

Giai đoạn từ 0-6 tuổi sau khi sinh

Giai đoạn từ 0-6 tuổi trẻ phát triển như thế nào
Từ 0-6 tuổi quá trình phát triển não bộ diễn ra như thế nào?

Đây là giai đoạn trẻ có khả năng ghi nhớ thông tin tốt và học hỏi một cách linh hoạt các kỹ năng sẽ sử dụng trong cả cuộc đời. Đây là giai đoạn trẻ học ngôn ngữ, các kỹ năng cơ bản, nhận biết hình khối, màu sắc và các kiến thức sơ bộ về xã hội. Trong đó môi trường góp phần rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển não bộ của trẻ, đặc biệt là thời điểm bé đang muốn tìm hiểu mọi thứ. Các bậc cha mẹ có thể sử dụng lời khuyên sau:

  • Tham gia các hoạt động có sự tương tác với xã hội, tham gia các hoạt động tập thể. Để từ đó các hành vi xã hội tác động nên não bộ và có ảnh hưởng sâu sắc là cách hiệu quả nhất đẻ trẻ học hỏi và hình thành tính cách.
  • Tham gia vào quá trình học tập từ cấp nhỏ nhất là mầm non để có nền tảng, có nhận thức về vấn đề học tập và nâng cao các kỹ năng phục vụ cho cuộc sống cơ bản.
  • Duy trì một chế độ ăn chế độ dinh dưỡng hợp lý để từ đó giúp não bộ có năng lượng để hình thành quá trình phát triển. Cha mẹ nên chuẩn bị con trẻ bữa ăn đa dạng, phù hợp với lứa tuổi và bổ sung đầy đủ các chất cần cho não và sức khỏe.
  • Tăng cường các hoạt động thể chất góp phần cải thiện sức khỏe, tăng cường khả năng tư duy nhận thức, dạy trẻ một cách sống lành mạnh.

Các thực phẩm thúc đẩy sự phát triển não bộ của trẻ

Thực phẩm thúc đẩy sự phát triển não bộ của trẻ
Tìm hiểu các thực phẩm thúc đẩy sự phát triển não bộ của trẻ

Dưới đây là một số thực phẩm trẻ ăn hàng ngày không những cung cấp vitamin mà còn thúc đẩy cho sự phát triển của não bộ.

  • Dâu tây:là loại trái cây thơm ngon có chứa nhiều chất chống oxy hóa, thúc đẩy khả năng tư duy và tăng độ nhận thức của trẻ.
  • Rau củ quả xanh, lá rau: bông cải, súp lơ xanh… vừa là chất chống oxy hóa và là chất chống chất độc hại trong cơ thể, và ảnh hưởng đến các chức năng của bộ não.
  • Trứng: không chỉ là thực phẩm giàu protein, vitamin và chất khoáng giúp não bộ của trẻ cải thiện và còn giàu choline là chất đóng vai trò cho sự phát triển thần kinh và não bộ.
  • Bột yến mạch: đây được coi là siêu thực phẩm giàu năng lượng mà còn bổ sung các chất như vitamin B, E, kẽm và kali… Thực phẩm này giúp trẻ dồi dào năng lượng và sự chú ý từ đó giúp trẻ tính táo để học tập tốt nhất.

Trên đây là các phương pháp, các thực phẩm giúp trẻ có một não bộ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Thông qua bài viết có thể giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về các giai đoạn phát triển từ đó có phương pháp tốt nhất dành cho trẻ.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *