Đặc điểm tâm lý của trẻ trong các giai đoạn phát triển

Nội dung

Đặc điểm tâm lý ở trẻ nhỏ phát triển rất phức tạp, chúng được chia ra thành các giai đoạn nhất định. Trong những giai đoạn đó có thể trẻ phát triển tâm lý thế này những giai đoạn sau trẻ lại có nhưng thay đổi tâm lý nhất định khác. Vì thế các bậc cha mẹ hãy xem đây là cơ hội để chúng ta hiểu con hơn và bước vào cuộc chiến học tập để làm một người cha mẹ bắt đầu.

Đặc điểm tâm lý của trẻ trong các giai đoạn phát triển

Trong những năm đầu đời của mỗi đứa trẻ, điều mà các bậc cha mẹ cần chú trọng nhất đó chính là hiểu tâm lý của trẻ và đáp ứng mọi nhu cầu về mặt sinh lý của con. Đây chính là thời kỳ cơ thể và tâm hồn của trẻ chưa được tách biệt, có nghĩa là sự phát triển của thể chất cũng giống như sự phát triển tâm lý. Để có thể hiểu con hơn và có hướng giáo dục tốt nhất chúng ta cùng đi tìm hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý ở trẻ.

Tâm lý trẻ từ 0-2 tuổi

Tâm lý của trẻ từ 0-2 tuổi sẽ diễn ra như thế nào?

Trong giai đoạn này trẻ bắt đầu học làm quen với việc trải nghiệm môi trường sống xunh quanh thông qua các giác quan của mình. Từ những kinh nghiệm mà bản thân tích lũy được trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh và cũng chính từ đây trẻ làm chủ thế giới của mình. Trong độ tuổi 1 tuổi trẻ hiểu được có sự tồn tại của đối tượng hiểu rằng các vật thể đều có thể tồn tại ngay cả khi chúng ra xa tầm nhìn của đứa trẻ. Rất nhiều bậc cha mẹ không nhận ra rằng trẻ phát triển tâm lí xã hội và cảm xúc ngay từ lứa tuổi còn sơ sinh vì vậy trẻ đặc biệt cần sự quan tâm và hỗ trợ từ cha mẹ.

Đây cũng là giai đoạn trẻ mong muốn khám phá thế giới thôi thức trẻ chạy nhảy khắp nơi. Lúc này trẻ đang muốn tự mình trải nghiệm để thỏa mãn những hiếu kỳ của trẻ. Cha mẹ nên đón nhận những hành động tâm lý của con với mong muốn đã đến lúc con thể hiện ý kiến cá nhân, chính điều này việc nuôi con đã hạnh phúc thêm biết bao.

Tâm lý trẻ 3 tuổi

Tâm lý trẻ 3 tuổi đã bắt đầu khó đoán hơn bố mẹ nên tinh ý nhé

Tâm lý của trẻ lên 3 là cực kỳ khó đoán những nếu cha mẹ nào tinh ý thì có thể làm bạn với trẻ trong giai đoạn này. Trẻ ở giai đoạn này những cơn cáu kỉnh xẩy ra khá thường xuyên, và trẻ luôn muốn tự lập làm mọi việc theo ý của riêng mình, nhưng việc trẻ làm cũng thường xuyên mắc phải những khó khăn mà cần đến sự trợ giúp của cha mẹ. dưới đây là những điển hình tâm lý trẻ 3 tuổi.

  • Trẻ đã biết và thể hiện những cảm xúc cá nhân và cũng đồng thời hiểu được cảm xúc của nhưng người xunh quanh trẻ.
  • Muốn tự lập, muốn tự mình làm mọi thứ như một người trưởng thành và cũng chính từ đó hình thành lên cái tôi của trẻ.
  • Thích khám phá và tìm tòi mọi thứ xung quanh cuộc sống, mỗi ngày trẻ luôn có hàng ngàn câu hỏi vì sao.
  • Để ý tìm tòi học hỏi những cử chỉ của người lớn và thực hiện theo.

Đây cũng là giai đoạn để cha mẹ cùng con chia sẻ cảm xúc. Khi trẻ có vướng mắc hay bối dối các bậc cha mẹ hãy cùng con chia sẻ và hỏi con những câu động viên. Thông qua những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày cha mẹ hãy khuyến khích con nói ra cảm nhận của bản thân điều này cũng làm cha mẹ và trẻ có thêm tình cảm yêu thương.

Tâm lí trẻ 4-5 tuổi

Tâm lý trẻ 4-5 tuổi bắt đầu thể hiện rõ rệt cũng như các bé đã biết nhận viết các hành động của mình đang làm

Giai đoạn tâm lý trẻ 4-5 tuổi đã có ý thức về sự có mặt của mình trong gia đình. Biết được mình là con, anh, em trong các mối quan hệ gia đình, nhận thức được giới tính nam nữ. Cha mẹ cần lưu ý trong giai đoạn này không được khen ngợi hay chê bai trẻ trước mặt một ai đó hoặc chỗ đông người. Chính điều này khiến trẻ sẽ khiêu ngạo hoặc cảm thấy xấu hổ và học tính cách chê người khác. Sau đây là những tâm lý điển hình của trẻ trong giai đoạn này.

  • Hình thành các kỹ năng xã hội: thông qua các trò chơi tập thể đông người trẻ hình thành các kỹ năng xã hội như chỉ đạo, tính đồng đội.
  • Muốn được bố mẹ coi như người lớn: ở tuổi này trẻ đã có thể tự chăm sóc cho bản thân như tự đánh răng, mặc quần áo hay những việc cơ bản khác.
  • Giai đoạn thể hiện cảm xúc: đã có sự phân biệt về thích và ghét, có thể rất nghe lời người lớn những cũng có thể lì lợm. Biết ghen tị giữa các mối quan hệ xung quanh trẻ.

Môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý trẻ

Môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ như thế nào

Môi trường chính là nơi nuôi dưỡng tâm lý tinh thần và hình thành nên tình cảm lẫn cảm xúc của trẻ. Nếu trẻ sống trong môi trường không tốt thì cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần và dễ khiến trẻ chậm phát triển về tâm sinh lý. Dưới đây là một số môi trường cha mẹ cần lưu ý.

  • Môi trường gia đình: đây chính là ngôi nhà ngôi trường học đầu tiên của trẻ được sinh ra và lớn lên. Đây chính là môi trường đầu tiên hình thành rất nhiều tính cách của trẻ ban đầu và sau này. Khi gia đình có tình thương yêu, hạnh phúc sẽ tạo cho trẻ cảm nhận được tình yêu vô bờ bến và tạo tiền đề phát triển trí tuệ toàn diện.
  • Môi trường học đường: tại đây trẻ được dạy và học về hai mặt trí tuệ và đạo đức. Trẻ sẽ phát triển tốt nếu được học tập trong môi trường giáo dục đầy đủ và không xẩy xa các vấn nạn về đạo đức. Ở trường trẻ được tiếp xúc với nhiều người từ đó hình thành sự tương tác xã hội.
  • Môi trường xã hội: chỉ có môi trường xã hội nhân cách con người được hình thành và phát triển. Chính môi trường này giúp trẻ hình thành mục đích, động cơ tạo điều kiện cho hoạt động giao lưu.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *