Nội dung
Ngoài việc cung cấp cho chế độ dinh, hoạt động thể chất đầy đủ với trẻ độ tuổi mần non, thì việc dạy trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng. Dạy trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, vì vậy người dạy trẻ kỹ năng giao tiếp phải là khuôn mẫu, chuẩn mực để trẻ bắt chước.
Việc dạy trẻ mầm non phát triển kỹ năng giao tiếp là khả năng thực hiện việc chuyển tải thông tin, từ bản thân trẻ sang người khác, sử dụng các công cụ như ngôn ngữ, ngôn ngữ viết hay ngôn ngữ cơ thể. Đối với trẻ mầm non, khả năng giao tiếp gồm việc thể hiện phương thức giao tiếp của bản thân và tiếp nhận thông điệp từ người khác. Nhưng để có một phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ hiệu quả thì chúng ta cần tìm hiểu các giai đoạn phát triển giao tiếp của trẻ.
Các giai đoạn trong sự phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ
Để có một phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp tốt ở trẻ, bước đầu tiền và cũng vô cùng quan trọng đó là hiểu được các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Dưới đây là các giai đoạn phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ:
Giai đoạn trẻ từ 3 – 4 tuổi
Thời điểm này trẻ sẽ bắt chước hành vi và giao tiếp của mọi người xung quanh. Vì vậy, cha mẹ và thầy cô giáo cần có những ứng xử tích cực để trẻ có thể nhìn vào để học hỏi một cách hoàn hảo nhất
Giai đoạn trẻ từ 4 – 5 tuổi
Trẻ đã phát triển tư duy thông qua cách thể hiện được những suy nghĩ, nguyện vọng của mình thể hiện với người xung quanh. Hãy luôn tạo điều kiện để trẻ giao tiếp.
Giai đoạn trẻ từ 5 – 6 tuổi
Trẻ đã biết sử dụng những câu chứ phức tạp hơn, có nhiều ngôn từ và ghi nhớ từ ngữ một cách rất nhanh. Giai đoạn này trẻ phát triển ngôn ngữ rất nhanh, một phần trẻ đã học lớp một. Thời điểm này cha mẹ cần uốn nắn đúng cách sử dụng từ ngữ của trẻ để có được khả năng giao tiếp tốt nhất.
Phương pháp giúp trẻ mầm non phát triển khả năng giao tiếp hiệu quả
- Mở rộng vốn từ: cha mẹ hãy luôn cố gắng mở rộng thêm vốn từ của trẻ, thông qua cách thêm các từ mới trong sinh hoạt hàng ngày.
- Tập cho trẻ chủ động: tập cho trẻ có khả năng tự động là một trong những cách phát triển ngôn ngữ rất tốt cho lứa tuổi mầm non. Cha mẹ hãy thử quên từ ngữ nào đó để trẻ, gợi trẻ nhắc bạn.
- Tạo một môi trường cởi mở trong gia đình: trẻ nhỏ còn phát âm chưa chuẩn, diễn đạt chưa đúng, lúc này chúng rất cần cha mẹ động viên. Mỗi một câu chuyện con kể, cha mẹ hãy kiên nhẫn lắng nghe, nếu điều gì con làm chưa đúng hoặc phát âm chưa chuẩn, có thể chỉ bảo con.
- Hãy đọc sách mỗi ngày cùng con: khoảng thời gian đọc sách tốt nhất đối với trẻ là trước khi đi ngủ, cha mẹ hãy ôm con, cùng con đọc một cuốn sách trong không gian yên tĩnh. Hãy khuyến khích trẻ lật trang sách rồi chỉ vào những gì bé nhìn thấy, sau đó hãy cùng trẻ trò chuyện về nhân vật. Thông qua đó con sẽ phát triển khả năng ngôn ngữ và rèn luyện thói quen đọc sách từ nhỏ.
Sách Ehon tương tác giúp trẻ duy trì được thói quen đọc sách và phát triển ngôn ngữ cho bé
Sách Ehon tương tác là dòng sách rất đặc biệt, thay vì những cuốn sách như thông thường, Ehon tương tác luôn tạo được điểm nhấn đặc biệt giúp trẻ có thể tương tác với nội dung, nhận vật trong mỗi cuốn sách. Thông qua nội dung, đề tài hết sức gần gũi, Ehon được thiết kế dành cho các bạn nhỏ từ 0 – 10 tuổi.
Thông qua những câu chuyện cổ tích giầu tính nhân văn và mang đậm chất tính giáo dục cao. Những nhân vật được nhắc tới trong Ehon tương tác là những con vật quen thuộc hay có thể là các loại hình khối để tăng tính tương tác với trẻ. Ngôn ngữ được sử dụng trong Ehon tương tác đơn giản, nhẹ nhành dẽ hiểu dưới con mắt của trẻ thơ, với mỗi nội dung của câu chuyện lại có nhưng ngôn ngữ phù hợp từ đó tăng khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Bằng một cách rất tự nhiên Ehon tương tác cứ thế đi vào trong tâm trí của mỗi bạn nhỏ, tạo nên một thế giới đầy màu sắc, rất đáng để tò mò và khám phá qua mỗi câu chuyện. Không ngững trẻ phát triển được ngôn ngữ, phát triển não bộ, Ehon tương tác còn giúp trẻ duy trì thói quen đọc sách từ nhỏ, đây cũng là nền tảng vững chắc để trẻ bước vào tương lai không xa.