Nội dung
Việc rèn kỹ năng cho trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu đời thật sự là việc rất quan trọng trong quá trình phát triển trong tương lai. Chính vì vậy, việc cha mẹ nắm một số kiến thức cơ bản để giúp bé phát huy kỹ năng hiệu quả từ khi sơ sinh là rất hữu ích. Hiện nay, sách dạy trẻ kỹ năng có rất nhiều trên thị trường, một trong số đó là sách Ehon kỹ năng của người Nhật đã được xuất bản ở nhiều nước trên thế giới. Sau đây chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu.
Bí quyết để thành công trong việc rèn kỹ năng, phát triển não bộ cho trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu đời không hề khó như cha mẹ vẫn suy nghĩ. Bí quyết quan trọng và quyết định đó là tình yêu thương và dành thời gian bên cạnh con mỗi ngày. Dưới đây là những thông tin và phương pháp giúp trẻ sơ sinh rèn kỹ năng hiệu quả nhất trong giai đoạn đầu đời.
Tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng cho trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu đời
Khi trẻ 12 tháng tuổi đây là giai đoạn trẻ bắt đầu biết hình thành các nhân cách, nhận thức. Độ tuổi này trẻ phát triển rất nhanh chóng, chúng ham học hỏi và tìm tòi khám phá về những điều xunh quanh cuộc sống. Nhưng trẻ còn quá nhó để có thể sử dụng thành thạo các kỹ năng, để xử lý mọi thông tin trẻ tiếp nhận một cách đúng đắn.
Nếu trẻ không được rèn luyện kỹ năng cần thiết một cách kịp thời, thì sau này khi chúng lớn lên rất dẽ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực và rất dẽ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
Chính vì những điều này việc rèn kỹ năng cho trẻ là điều hết sức cần thiết, nó ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này. Giúp trẻ có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống và xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.
Bí quyết thành công để giúp trẻ 12 trong tháng đầu đời phát triển kỹ năng hiệu quả nhất
Cha mẹ càng sớm nhận ra khả năng của con như, sở thích, tính tình, màu yêu thích của trẻ sớm bảo nhiều thì cơ hội để phát triển kỹ năng càng nhiều bấy nhiêu. Sau đây là những điều cha mẹ cần chuẩn trước tiên để hướng đến việc giúp con rèn kỹ năng tốt nhất.
- Luôn thể hiện tình yêu thương của cha mẹ với trẻ thông qua các hành động cử chỉ như, ôm, âu yếm, nói những lời làm con an tâm.
- Không bao giờ so sánh con mình với những đứa trẻ khác, bởi vì mỗi đứa trẻ đều có những dấu mốc phát triển khác nhau. Trong giai đoạn này có thể con chưa phát triển được kỹ năng này không có nghĩa là con chậm phát triển hay phát triển kém.
- Luôn kiên trì, bên cạnh con, mỗi khi rèn một kỹ năng nào đó.
- Không nên cho trẻ tiếp xúc sớm với các thiết bị công nghệ khi chưa được hai tuổi, vì chính những thiết bị nó sẽ làm trẻ bị ảnh hưởng.
- Luôn chú trọng mọi hành động, bởi vì chính những hành động đó làm tấm gương cho con và đặc biệt là cảm xúc.
Những cách dạy trẻ sơ sinh theo từng tháng hiệu quả
Để việc giúp trẻ rèn kỹ năng một cách hiệu quả nhất, thì điều đầu tiên các bậc cha mẹ cần chú ý đến là các giai đoạn phát triển của trẻ.
Tháng đầu tiên
Trong những ngày mới sinh, tầm nhìn của chúng rất hạn chế, chỉ từ 20 đến 40cm. Chính vì thế cha mẹ hãy luôn giữ khuôn mặt mình thật gần với tầm nhìn của trẻ
Tháng thứ 2
Trẻ bắt đầu bắt làm theo những hoạt động và giọng nói của mẹ, giai đoạn này chúng phát triển ngôn ngữ và khả năng phối hợp giưa mắt và tay. Giai đoạn này mẹ hãy tăng cường các hoạt động như vỗ tay và ca hát cho trẻ bắt chước giúp trẻ vận động.
Tháng thứ 3
Trẻ bắt đầu hình thành khả năng cầm nắm và quan sát đồ vaath. Để kích thích khả năng thành thạo giữa mắt và tay phát triển, để giúp trẻ có thể cầm nắm những loại đồ vật nhỏ, nhiều màu sắc. Thêm vào đó hãy để trẻ được nhìn chúng trong gương để gay sự tò mò.
Tháng thứ 4
Giai đoạn này các kỹ năng vận động, ngôn ngữ của trẻ phát triển rất nhanh. Trẻ biết bắt đầu thể hiện cảm xúc để phản ứng lại với hoàn cảnh như thích thú, vui vẻ khi được vui chơi.
Tháng thứ 5:
Trẻ bập bẹ nói, vì thế cha mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé từ đó tạo điều kiện cho trẻ bắt chước theo qua khẩu hình miệng của mẹ.
Tháng thứ 6
Lúc này hệ xương của trẻ phát triển, giúp trẻ cứng cáp và biết học cách di chuyển xung quanh. Đây cũng là thời điểm để dạy trẻ tập bò, cha mẹ hãy để trẻ nằm úp sau đó đặt đồ chơi một khoảng cách để trẻ tiến tới lấy chúng.
Tháng thứ 7
Khả năng sử dụng bàn tay của trẻ thành thạo hơn, cầm nắm chắc chắn và phát triển kỹ năng vận động.
Tháng thứ 8:
Thời điểm này não bộ của trẻ phát triển để tiếp thu và nhận biết về không gian và thời gian. Giai đoạn này cha mẹ có thể hỏi trẻ như “Mắt của con đâu?”, “Miệng con ở đâu”, hay “Đâu là tay của con”.
Tháng thứ 9
Lúc này trẻ khá nghịch, hứng thú với các loại đồ chơi, và rất thích đồ chơi có nắp bật mở.
Tháng thứ 10
Chúng biết tìm kiếm đồ vật, đồ chơi khi đã giấu đi. Để trẻ phát triển các giác quan một cách hiệu quả, cha mẹ có thể giấu đồ chơi của trẻ ở chỗ dẽ tìm và bảo chúng đi tìm.
Tháng thứ 11
độ tuổi này, các bậc cha mẹ nên tăng cường trò chuyện cùng trẻ, nghĩ ra các trò chơi thú vị để trẻ tăng cường khả năng tư duy và phát triển não bộ.
Tháng thứ 12
Đối với nhiều đứa trẻ, tháng thứ 12 có thể nói được nhiều từ đơn giản, biết đi thành thạo và có nhận thứ hơn. Cũng có những đứa trẻ vẫn chưa nhiều được nhiều, cha mẹ cần kiên trì giúp con ghép hai ba từ thành một câu để trẻ có thể nói tốt hơn.
12 tháng đầu đời là giai đoạn quan trọng để giúp trẻ phát triển và cũng là dấu mốc quan trọng của trẻ. Vì vậy cha mẹ hãy dành thời gian bên con nhiều nhất có thể để cùng con đi khám phá mọi thứ và giúp con phát triển từng ngày.
Ehon làm quen với cuộc sống cùng Tengu xây dựng kỹ năng cho bé ở giai đoạn 0 – 6 tuổi
Trẻ trong giai đoạn từ 0 – 6 tuổi, chúng phát triển về mọi thứ không ngừng như thể chất, não bộ, ngôn ngữ. Để trẻ dạy trẻ rèn kỹ năng điều vô cùng khó đối với cha mẹ và cần sự kiên trì, chúng luôn ham vui chơi, hoạt động vì vậy nhiều khi quên những thứ cha mẹ đã dạy. Cách duy nhất để chúng ứng dụng được các kỹ năng hiệu quả là để chúng tự đi tìm hiểu những kỹ năng đó cùng với sự hướng dẫn của cha mẹ. Hiểu được điều này Ehon Tengu “Làm quen với cuộc sống” sẽ là cuốn sách hữu hiệu nhất dành cho cha mẹ muốn dạy trẻ các kỹ năng trong cuộc sống.
Bộ sách Ehon “Làm quen với cuộc sống cùng Tengu” gồm 4 cuốn, “Mình sáu tháng tuổi rồi”, “Mình một tuổi rồi đấy”, “Tengu một tuổi rưỡi”, “Xin chào mình lên hai”. Thông qua bộ sách sẽ giúp cha mẹ có góc nhìn khác về con trẻ, từ khi chúng bắt đầu tiếng khóc.
Ehon Tengu “Làm quen với cuộc sống” kể cho trẻ nghe những câu chuyện hấp dẫn về cuộc sống xung quanh từ khi chúng chào đời đến lúc trẻ được hai tuổi. Mỗi một giai đoạn lớn lên của trẻ được hiểu theo góc nhìn của chính con, để cha mẹ cảm nhận được câu chuyện của chính mình. Chính những điều này đã khiến cho con cảm thấy thật hứng thú và có cảm giác thích thú khám phá khi mình là một đứa trẻ nhỏ, mình đã làm những điều gì từ khi chào đời đến hia tuổi.