Sách ehon tương tác giúp trẻ chậm nói phát triển ngôn ngữ hiệu quả

Nội dung

Trẻ nhỏ chậm nói là tình trạng khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi. Khi trẻ gặp phải tình trạng này thì các bậc cha mẹ rất lo lắng và tìm mọi phương pháp để dạy trẻ nói. Vậy tương tác với trẻ như thế nào để trẻ chậm nói phát triển tốt ngôn ngữ?

Trẻ chậm nói bố mẹ phải làm sao?

Theo một số nghiên cứu thì nguyên nhân dẫn đến trẻ có nguy cơ chậm nói, là một phần ở gia đình do sự tương tác không phù hợp trong mối quan hệ giữa bố mẹ với con, từ đó khiến trẻ không phát tiển được ngôn ngữ. Nhưng quý cha mẹ đừng quá lo lắng, thông qua bài viết dưới đây, cha mẹ có thể hiểu hơn về tình trạng chậm nói ở trẻ và phương pháp khắc phục.

Sự phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ diễn ra như thế nào?

Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của một đứa trẻ

Cơ bản việc phát triển khả năng ngôn ngữ ở trẻ diễn ra một cách rất tự nhiên, tuy nhiên cha mẹ cũng đóng vai trò rất quan trọng, trong việc chủ động hỗ trợ cho quá trình học nói của trẻ trong những năm đầu đời.

Một đứa trẻ phát triển bình thường cả về thể chất lẫn tinh thần sẽ trải qua những mốc phát triển ngôn ngữ sau:

Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi

Trẻ biết khóc, đã phát ra các âm thanh gừ gừ trong cổ họng. Về sau trẻ có thể phát ra các âm thanh như a, ê, những âm khác nhau thể hiện cảm xúc khác nhau của trẻ.

Trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi

Giai đoạn này trẻ đã có thể nói được những từ có 2 âm tiết đơn giản như ba, bà, ma ma, trẻ bắt chước lại âm thanh mà chúng nghe được nếu đơn giản và dẽ đọc.

Trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi

Dấu mốc trẻ 1 tuổi thì đã có thể phát âm những câu dài như người lớn nhưng không rõ chữ và nghĩa. Ở một số ít đứa trẻ phát triển nhanh thì chúng có khả năng nói được từ hoàn chỉnh như ba, mẹ, bà..

Trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi

Lúc này, trẻ đã có thể nói một câu dài và rõ ràng hơn khoảng 4 từ. Giai đoạn này trẻ cũng đã phát âm ra những âm thanh có tiết tấu, và cũng biết cách ghép các từ lại với nhau thành câu.

Nguyên nhân khiến trẻ từ 0 – 6 tuổi chậm nói

Những nguyên nhân khiến trẻ từ 0 – 6 tuổi chậm nói

Một đứa trẻ mà không phát triển theo cột mốc như trên thì xếp vào danh sách những đứa trẻ chậm nói. Theo các chuyên gia là do 2 nguyên nhân chủ yếu sau đây:

  • Nguyên nhân thực thể: trẻ bị khiếm khuyết ở các bộ phận hoặc các cơ quan đảm nhiệm vai trò phát âm như tai, họng, lưỡi,.. hay các cơ quan giữ vai trò chỉ huy ngôn như não bộ, các trục trặc tại não, viêm màng não… Những nguyên nhân này sẽ khiến cho khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển.
  • Nguyên nhân tâm lý: trẻ gặp phải cú sốc về tâm lý hoặc do gia đình không quan tâm, chăm sóc trẻ đúng cách khiến tâm lý trẻ khép kín và tự kỉ, sẽ khiến trẻ tự động không muốn nói. Bên cạnh đó, những đứa trẻ sự dụng điện thoại quá nhiều và cưng chiều quá mức cũng trở thành nguyên nhân khiến trẻ lười nói, chậm nói.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm nói

Những dấu hiệu nhận biết trẻ đang có biểu hiện chậm nói

Trẻ chậm nói cũng là một trong dấu hiệc của chứng trẻ tự kỷ. Nhưng không phải trường hợp nào bé chậm nói cũng bị tự kỷ, chính vì vậy cha mẹ cần dành thời gian và quan tâm nhiều đến trẻ trong giai đoạn đầu đời. Dưới đây là giai đoạn phát triển ngôn ngữ của một đứa trẻ bình thường:

  • Trẻ từ 3 – 6 tháng: trẻ đã có những phản ứng về phía âm thanh như đang “hóng” chuyện.
  • Trẻ từ 6 – 9 tháng: trẻ có thể phát ra âm thanh đơn giản như ba, bà ,ma ma.
  • Trẻ từ 9 – 12 tháng: giai đoạn này trẻ phát ra câu từ 2 âm tiết rõ ràng hơn.
  • Trẻ từ 12 – 15 tháng: bé nói được câu có âm tiêt, ngữ điệu và rõ ràng hơn.

Trẻ càng lớn, vốn từ vựng của trẻ cũng tăng lên, phát âm rõ ràng, câu dài, sắp xếp được chật tự của từ. Trong trường hợp trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên nhưng chưa phát âm được 2 từ, có những phản ứng chậm với ngôn ngữ thì chứng tỏ bé có dấu hiệu chậm nói.

Cùng bé nghe những âm thanh khác nhau thông qua sách ehon làm quen âm thanh cùng cáo ken

Sách ehon làm quen âm thanh cùng cáo ken

Đối với những đứa trẻ chậm nói, thì điều quan trọng nhất là các bậc phụ huynh cần có sự kiên nhẫn và cùng con từng bước dạy trẻ tập nói. Thông qua bộ sách Ehon Cáo Ken dưới đây, đã được nghiên cứu sẽ giúp ích rất nhiều cho phụ huynh dạy trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả:

  • Bộ sách Ehon “Cáo Ken” mang đến một điều đặc biệt thú vị khi cho trẻ tham gia vào cuộc hành trình, hay cũng có thể gọi là một trò chơi vô cùng thú vị để cùng con đi khám phá thật nhiều những điều mới lạ, với những âm thanh cực kỳ đặc biệt qua giọng đọc của người kể, giúp trẻ tăng cường khả năng ngôn ngữ cũng như tạo cho con một thế giới mới, nơi mà trẻ có thể thỏa sức vào mình với thế giới xung quanh tràn ngập những điều lý thú.
  • Các chuyên gia giáo dục cũng chỉ ra rằng, trẻ từ 0 – 6 tuổi là khoảng thời gian mà trẻ có khả năng ghi nhớ, nhận thức tốt nhất các yếu tố từ môi trường xung quanh, đặc biệt là các yếu tố tác động trực tiếp lên các giác quan của trẻ như âm thanh, màu sắc, hình khối,…
  • Hiểu được những điều trên bộ sách Ehon Cáo Ken “Điều kỳ diệu của âm thanh”  đã mang đến cho trẻ em Việt Nam có cơ hội được tiếp xúc với một kho tàng từ ngữ phong phú, đầy những nhịp điệu thông qua cụm từ láy, đó cũng chính là chìa khóa để mở ra trong con những khái niệm đầu tiên của ngôn ngữ và sự phát triển âm thanh.
  • Ehon “Cáo ken và Đồ Vật” mang tên “Lộp bộp lộp bộp”, đã gợi ra những âm thanh vô cùng “bắt tai” khi bạn Cáo Ken sử dụng các loại đồ vật thường ngày như: Gõ cánh cửa sẽ phát ta tiếng “cốc cốc cốc”, hay chiếc ô hứng mưa sẽ kêu “lộp bộp lộp bộp”, máy ảnh kêu “tách tách”. Mỗi một đồ vật đều có những tiếng kêu đặc trưng riêng giúp trẻ phân biệt được, qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, âm thanh một cách hiệu quả.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *